Miền Tây có một “đặc sản” không ai là không biết đến, đó chính là mùa nước nổi. Cứ mỗi tháng 7, tháng 8 âm lịch, khi nước từ Biển Hồ ở Campuchia (thượng nguồn sông Mekong) đổ về đồng bằng sông Cửu Long, sẽ tạo nên một vùng mênh mông sông nước. Nguồn nước về thau chua rửa mặn, mang theo sự sinh sôi nảy nở của cây trái vạn vật, khoác lên mình mảnh đất “chín rồng” một màu áo mới.

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh không xa về phía Tây, Đồng Bằng Sông Cửu Long – Tây Nam Bộ – miền Tây là những cái tên để chỉ chung về một vùng đất kì diệu. Nơi đó có những con người phóng khoáng mà chân chất. Những món ăn thanh đạm mà hấp dẫn. Những cảnh quan đặc trưng thú vị tuyệt vời… đặc biệt nhất là vào những tháng miền Tây vào mùa nước nổi.
 
– Từ giữa mùa hè, do ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều làm nước sông Mekong (phần chảy vào Việt Nam gọi là sông Cửu Long) lên cao, một số nơi có địa hình trũng thấp bị ngập nước. Vì nước ngập từ từ và kéo dài nhiều tháng nên gọi là “mùa nước nổi”.

– Mùa nước nổi miền Tây thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Tùy vào thời tiết mà mùa nước nổi bắt đầu và kết thúc sớm muộn khác nhau.

– Mùa nước nổi miền Tây rõ nét nhất là ở các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long:

+ Vùng Tứ Giác Long Xuyên, gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang.

+ Vùng Đồng Tháp Mười, gồm các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.


Miền Tây trù phú với nhiều sản vật có sẵn, cuộc sống bình dị, giá cả sinh hoạt không đắt đỏ… Nên du khách sẽ không tốn nhiều chi phí cho chuyến đi trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây.

Hiện nay, các tour du lịch mùa nước nổi miền Tây trọn gói được một số công ty du lịch tổ chức thì chi phí dao động từ 500.000đ đến 2.500.000đ một khách, tùy thuộc vào số ngày và tuyến điểm tham quan. Bạn nên chọn đơn vị có uy tín và kinh nghiệm chuyên tổ chức các tour du lịch miền tây như dulichviethung.vn.

Nếu muốn tự tay mình lên kế hoạch và trải nghiệm theo cách riêng thì chọn phương án đi du lịch miền Tây tự túc. Bạn nên lưu ý đến các chi phí sau: đi lại, lưu trú, tham quan, ăn uống, mau sắm đặc sản mùa nước nổi…

Ngoài các chi phí cố định, du khách cần lưu ý đến chi phí cho việc trải nghiệm, đó là việc tham gia vào một số hoạt động như những người dân bản địa: chèo xuống hái bông điên điển, lội ruộng bẻ ấu, giăng lưới bắt cá linh… Quả thật, đi du lịch mùa nước nổi miền Tây mà thiếu các trải nghiệm này là một điều thiếu sót.
 
Khoảng cách các điểm mùa nước nổi với thành phố Hồ Chí Minh không xa, trong tầm cự ly khoảng 250km đổ lại, nên bạn có thể đi về trong ngày, hoặc 2 đến 3 ngày.

Các điểm tham quan mùa nước nổi ở Long An và Đồng Tháp trong tầm 150km có thể đi về trong ngày (01 ngày) như: Làng nổi Tân Lập, Đồng Sen Tháp Mười, Sinh thái Gáo Giồng, Tràm Chim Tam Nông, Căn cứ Xẻo Quýt…
 
Cần đến 2 đến 3 ngày để đi các điểm tham quan mùa nước nổi ở An Giang vì xa hơn, cự ly khoảng 250km. Tiêu biểu có: Vàm Nao, Tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên…; hoặc kết hợp các điểm tham quan này với các điểm ở Long An, Đồng Tháp.
 
Như vậy, chỉ cần tranh thủ các ngày nghỉ tuần là có thể đi trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây rồi.
 
 
 ĐIỂM THAM QUAN MÙA NƯỚC NỔI Ở LONG AN

 
1 Làng Nổi Tân Lập

Cách TP.HCM khoảng 100km, nằm bên QL 62 thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa. Ngoài việc đi bộ và chụp hình check in trên con đường đan xuyên rừng tràm vốn nổi tiếng xưa nay; du khách còn được trải nghiệm đi thuyền cáp kéo dưới nước, lên tháp quan sát để thỏa tầm mắt bao quát một vùng ngập nước rộng lớn, đến đảo thuần dưỡng chim, tham quan cầu chữ X, khu nuôi ong mật…
 
2 Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen

Nằm yên bình giữa một đầm sen rộng lớn với tổng diện tích tự nhiên hơn 5.030ha, thuộc hai xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và cách TP.HCM khoảng 140 km. Đây là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam được công nhận vào tháng 11/2015.
 
3 Khu Du Lịch Cánh Đồng Bất Tận

Cách TP.HCM khoảng 90km, thuộc ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa nằm trong Khu Bảo tồn đa dạng sinh học – cây dược liệu Đồng Tháp Mười. Du khách được tham quan rừng tràm gió bạt ngàn, quy trình sản xuất dược liệu, thưởng thức các món đặc sản được làm từ dược liệu sạch, trải nghiệm tự tay chế biến các loại thảo dược…
 
 
 ĐIỂM THAM QUAN MÙA NƯỚC NỔI Ở ĐỒNG THÁP

1 Khu Du Lịch Sinh Thái Xẻo Quýt

Nằm cách TP. HCM khoảng 150km, thuộc xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long của huyện Cao Lãnh. Đến đây, du khách có thể đi bộ men theo đường mòn hoặc đi xuồng ba lá, vừa trải nghiệm sông nước, vừa khám giá hệ sinh thái, đặc biệt là tìm hiểu lịch sử với các di tích hầm chữ A, hào chiến đấu, hố bom, nhà lán…Tham gia các trải nghiệm gỡ lưới, giỡ chà, câu cá, thưởng thức các đặc sản sông nước…

2 Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng

Cách TP.HCM khoảng 150km, Khu du lịch Gáo Giồng là một trong những địa điểm được du khách lựa chọn nhiều nhất trong hành trình đến du lịch Đồng Tháp. Các dịch vụ để phục vụ du khách khá tươm tất với khu đón tiếp được xem phim, thưởng thức trà sen, khu nhà hàng nổi với nhiều món ăn đặc trưng, tháp canh, bến tàu đi xuồng xem chim, đi xe đạp dọc đường làng…

3 Vườn Quốc Gia Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar có tầm vóc quốc tế của Việt Nam, đây còn là một khu du lịch sinh thái trọng điểm ở Đồng Tháp. Trong những năm gần đây, nơi này còn phát triển nhiều dịch vụ để du khách đến tham quan và trải nghiệm, nhất là vào mùa nước nổi miền Tây: tham quan chim sinh sản, ngắm sếu đầu đỏ, chèo xuồng ba lá, giăng lưới, đặt lọp, nơm cá…

4 Khu Du Lịch Đồng sen Tháp Mười

Vị trí gần Khu di tích Gò Tháp, thuộc xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, cách TP.HCM khoảng 125km. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm thật nhiều sen, không gian lãng mạn, phong cảnh mộc mạc, khí hậu trong lành…thì Khu du lịch Đồng sen Tháp Mười là một lựa chọn ý tưởng.


ĐIỂM THAM QUAN MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG

1 Mùa nước nổi ở Vàm Nao

Vàm Nao là tên của một cù lao, một khúc sông lớn nối giữa sông Tiền và Sông Hậu đoạn giáp ranh giữa huyện Tân Phú và Cù lao Ông Chưởng. Du khách sẽ được nghiêm ngưỡng hiện tượng “san nước” độc đáo; trải cùng người nông dân hái bông điên điển, bông súng, bẻ ấu, cà, đu đủ, đổ dớn, đổ lọp, thả lưới bắt cá…Đặc biệt là tự tay chế biến và thưởng thức bữa ăn tại nhà dân với nhiều món dân dã tươi ngon, đặc sắc từ các sản phẩm thu hái được.
 
2 Tràm Trà Sư

Có lẽ Tràm Trà Sư là điểm du lịch mùa nước nổi được biết đến nhiều nhất ở An Giang.  Du khách sẽ ngồi trên tắc ráng xuyên từng mảng bèo tấm xanh mướt, rồi đi xuồng chèo vào sân chim để tân mục chứng kiến hàng chúc loại chim đang xây tổ, mớm mồi, ấp trứng…Hay lên chòi cao để thu cả Tứ Giác Long Xuyên trắng xóa mùa nước nổi vào tầm mắt, chiêm ngưỡng những đĩnh Thất Sơn lô nhô – nơi chứa đựng nhiều câu chuyện linh thiêng, huyền tích của thế giới tâm linh.
 
3 Búng Bình Thiên – Hồ nước thiêng trời ban

Vốn là hồ nước ngọt tự nhiên gồm 02 hồ với tổng diện tích hơn 200 ha, Búng Bình Thiên luôn mênh mông xanh ngắt và dường như không bao giờ cạn. Vào mùa nước nổi, trải nghiệm Búng Bình Thiên du khách sẽ được đi thuyền ngoạn cảnh yên bình của mặt hồ và cuộc sống đơn sơ bên hồ, tự tay hái bông điển, tham gia các hoạt động chài lưới kéo cá, tìm hiểu văn hóa bản địa…
 
 

Để hiểu hơn về mùa mùa nước nổi, không gì hơn là phải tham gia vào các trải nghiệm như cuộc sống của một người dân miền Tây thực thụ. Sau đây là gợi ý một số hoạt động:

* Chèo xuồng hái bông điên điển, hái bông súng

Vào mùa nước nổi miền Tây, bông điên điển mọc nhiều ven các bờ kênh, sát mép sông, vàng rực cả một góc trời. Chỉ cần cập xuồng vào gần, rung vài cái là bông điên điển rụng xuống. Sau khi đem về nhặt nhạnh lá, cọng, là có thể chế biến thành nhiều món ăn: nấu canh chua với cá linh, làm gỏi, đổ bánh xèo, nếu nhiều có thể muối thành dưa chua.

Cũng giống như bông điên điển, cây bông súng mọc vào mùa nước nổi và vươn theo con nước, nghĩa là nước càng cao thì cọng súng càng dài. Thường người dân chỉ lấy phần thân để chế biến các món ăn như bông súng mắm kho, gỏi bông súng…

* Giăng lưới, đóng dớn bắt cá linh

Cũng giống như bông điên điển và bông súng, cá linh là một sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân miền Tây mỗi mùa nước nổi về. Có nhiều cách để đánh bắt cá linh, như giăng lưới, đóng dớn…Sẽ mất đi một nửa ý nghĩa của chuyến trải nghiệm mùa nước nổi nếu như chưa thưởng thức món ăn từ cá linh. Nhưng nếu có điều kiện, tham gia trải nghiệm bắt cá linh, dù bằng phương thức nào đi chăng nữa, thì chuyến đi của bạn chắc chắn sẽ thú vị và đáng nhớ hơn nhiều.

* Lội ruộng hái ấu

Vào mùa nước nổi miền Tây, người dân một số nơi thường trồng ấu để tận dụng diện tích ruộng đồng bị ngập nước. Củ ấu thường có vẻ ngoài xấu xí, đen đủi nhưng bên trong lại trắng ngần và ăn rất bùi. Hái ấu, bạn phải lội xuống nước, nhưng bù lại, được tự tay hái rồi nấu nồi canh thơm bùi bù lại thì còn gì bằng.

* Xem chim mớm mồi, về tổ

Nhiều điểm tham quan mùa nước nổi miền Tây có không gian lưu trú của các loại chim, thường gọi là sân chim. Sẽ thích thú và không ngừng trầm trồ khi được tận mục sở thị từng chú chim mẹ mớm mồi cho chim con, hay say đắm cảm giác an yên khi nhìn cảnh từng đàn chim chao liệng dưới bóng hoàng hôn để tìm đường về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt nhoài.

* Chèo xuồng gặt lúa lúa ma (lúa trời)

Khi mùa nước nổi miền Tây dâng cao, trong khi các loại cây cỏ khác khó có đất sống; thì cây lúa ma (lúa trời) với sức sống kỳ diệu và mãnh liệt có thể vượt lên khỏi mặt nước để sinh trưởng,  làm đòng, trổ bông, dù nước lũ có dâng cao đến đâu, Vì đời sống đặc biệt như vậy nên thu hoạch lúa ma cũng theo cách rất riêng: cần 02 người bơi xuồng ra chỗ có lúa, người cầm sào chống, còn người kia điều khiển cần đạp nhịp nhàng làm bông lúa chín rơi vào tấm mê bồ đặt trên thuyền. Gặt lúa ma vào ban đêm vì khi mặt trời lên là lúa bị rụng hết xuống nước.

* Học cách chế biến các món ăn đặc sản mùa nước nổi

Ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên cùng tham gia các hoạt động lý thú, thì việc chế biến và thưởng thức các món ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây là trải nghiệm không thể không thể bỏ qua. Không quá cầu kỳ

 

Bài viết cùng chuyên mục